Tác dụng của ngải cứu
Theo y học cổ truyền, ngải cứu với vị đắng, tính ấm, mùi hắc, hơi cay có thể giúp lưu thông kinh mạch, chống đau, cầm máu và điều hoà kinh nguyệt. Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh là do hư hàn nên tính ấm nóng của ngải cứu sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm bớt triệu chứng khó chịu do kinh nguyệt không đều mang lại.Đồng thời, cây ngải cứu còn có thể kết hợp cùng nhiều nguyên liệu khác để chữa đau đầu, đau bụng, đầy hơi hay các triệu chứng nhẹ về đường tiêu hoá. Ngoài ra, ngải cứu còn được ghi nhận sự hiệu quả trong việc chữa các triệu chứng chảy máu cam, đau dạ dày, ra mồ hôi trộm, nổi mẩn...
Những cách dùng lá ngải cứu để điều hòa kinh nguyệt
Sắc nước uống với ngải cứu tươi:
Uống nước ngải cứu để điều hòa kinh nguyệt bằng cách sắc lá ngải cứu khô, chị em sẽ không còn lo lắng tình trạng rối loạn kinh nguyệt, hoặc kinh nguyệt không đều.Chỉ cần cho 10gr lá ngải cứu khô vào 200ml nước đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng 100ml nước thì dùng để uống, mỗi lần 10ml, ngày 2 lần. Nên sử dụng nước lá ngải cứu khô khi còn ấm và uống lúc đói sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Sắc nước uống với ngãi cứu tươi là một trong những cách chữa mất kinh nguyệt được nhiều người sử dụng.
Chị em nên sử dụng trước khi có kinh khoảng 1 tuần, sau đó duy trì cho đến khi sạch kinh, sẽ cải thiện được tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Về liều lượng: Nếu dùng ngải cứu khô, bạn chỉ nên dùng tối đa 3 - 5g mỗi ngày. Với ngải cứu tươi, bạn có thể dùng 15 - 30g mỗi ngày. Khi dùng ngải cứu để chữa kinh nguyệt không đều, bạn không nên uống liên tục trong thời gian dài mà chỉ nên uống theo đợt, hết kinh thì nghỉ, khi đến gần ngày kinh thì uống lại.
Dùng trà ngải cứu
Dùng lá ngải khô đem rửa sạch sau đó phơi khô, cho vào túi nilon bảo quản cẩn thận để dùng dần. Khi dùng, lấy khoảng 5gr lá ngải khô + 5gr ích mẫu khô + 1 ít cam thảo bỏ vào chung trong ấm pha trà và hãm bằng nước sôi giống như pha trà. Sau khi nguyên liệu chín và ngấm trong nước sôi thì sử dụng uống, ngày 3 lần.Chị em nên sử dụng trước khi có kinh khoảng 1 tuần, sau đó duy trì cho đến khi sạch kinh, sẽ cải thiện được tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Về liều lượng: Nếu dùng ngải cứu khô, bạn chỉ nên dùng tối đa 3 - 5g mỗi ngày. Với ngải cứu tươi, bạn có thể dùng 15 - 30g mỗi ngày. Khi dùng ngải cứu để chữa kinh nguyệt không đều, bạn không nên uống liên tục trong thời gian dài mà chỉ nên uống theo đợt, hết kinh thì nghỉ, khi đến gần ngày kinh thì uống lại.
Trà ngải cứu.
Lưu ý khi sử dụng ngải cứu điều hòa kinh nguyệt
Không thể phủ nhận ngải cứu rất hữu ích trong việc điều trị kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên, ngải cứu có dược tính cao nên không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng để chữa bệnh. Để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn khiến cho tình trạng bệnh chuyển nặng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bạn cần lưu ý không sử dụng ngải cứu khi gặp các vấn đề sau:- Có vấn đề về gan mật
- Phụ nữ mang thai (3 tháng đầu nên kiêng dùng ngải cứu).
- Người bị rối loạn tiêu hóa
- Người nóng trong, huyết áp cao, âm hư huyết nhiệt
- Người đang có kế hoạch mang thai.
Đông y giúp điều hòa kinh nguyệt
Muốn giải quyết tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trễ kinh, tắc kinh, ngoài việc thay đổi lối sống, sinh hoạt, chị em nên sử dụng kèm sản phẩm Đông y với thành phần thảo dược thiên nhiên như Cao Ích Mẫu sẽ giúp cải thiện vấn đề đang gặp phải hiệu quả.Với thành phần chính là Cao Ích Mẫu (vị thuốc dân gian có tác dụng bồi bổ khí huyết, kích thích tử cung co bóp) cùng nhiều dược liệu quý khác như Xuyên khung, Thục địa, Đương quy..., sản phẩm Cao Ích Mẫu của Dược Bình Đông có thể hỗ trợ giúp điều hòa kinh nguyệt, chữa rong kinh, chậm kinh, kinh thưa,…
Thuốc điều hòa kinh nguyệt Cao Ích Mẫu phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Các chị em kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt đều có thể sử dụng sản phẩm này. Ngoài ra, các cô gái đang ở tuổi dậy thì, các chị ở tuổi tiền mãn kinh cũng là nhóm nên dùng. Nhằm điều hoà nội tiết tố, sinh huyết hiệu quả.
Hi vọng bài viết này đã đem đến cho chị em những kiến thức bổ ích về sản phẩm cao ích mẫu giúp cải thiện tình trạng hành kinh hàng tháng. Tuy nhiên, nếu tình trạng trễ kinh kéo dài, bạn nên đi khám cho chắc nhé!
0 comments:
Post a Comment