Tuesday, July 13, 2021

Tại sao vết bầm đổi màu? Bầm tím vàng có sao không?

Có khi nào bạn nhận thấy những vết bầm trên da đổi màu sau một thời gian xuất hiện hay chưa? Từ màu tím thường gặp, vết bầm có thể chuyển sang màu xanh hoặc màu vàng. Để hiểu rõ hơn về quá trình đổi màu và ý nghĩa của việc vết bầm đổi màu, bạn đọc hãy cùng tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây.
Tại sao vết bầm đổi màu?

Tại sao vết bầm trên da đổi màu? Vết bầm màu vàng có sao không?

Vết bầm tím thường xuất hiện sau khi cơ thể va đập, chấn thương gây vỡ các mao mạch (đây là các mạch máu rất nhỏ nằm ngay dưới bề mặt da). Khi mao mạch bị vỡ sẽ khiến máu bị rò rỉ vào các mô xung quanh dẫn đến đổi màu vùng dưới da kèm cảm giác căng tức, nhức nhối.
Khi vết bầm tím hồi phục, điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ thể đang hấp thu lại lượng máu đã bị rò rỉ ra. Đây cũng là lý do vết bầm tím thường đổi màu sau một thời gian xuất hiện.
Theo các bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể dựa vào màu sắc của vết bầm tím để đoán được đã bị bầm tím trong bao lâu cũng như hiện tại bạn đang trong giai đoạn nào của quá trình hồi phục cụ thể như:
  • Vết bầm màu hồng hoặc đỏ: Sau chấn thương, va chạm, vết bầm thường sẽ có màu hơi hồng hoặc đỏ. Bên cạnh đó xung quanh vết bầm tím cũng thường hơi sưng và căng khi chạm vào.
  • Xanh lam và tím sẫm: Sau 1 ngày, vết bầm sẽ đậm màu hơn hoặc có thể chuyển sang màu xanh lam hoặc tím đậm. Giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng 5 ngày sau khi va đập.
  • Xanh lá nhạt: Đến ngày thứ 6, vết bầm sẽ dần chuyển sang sắc xanh lá cây báo hiệu cho quá trình hồi phục đang bắt đầu.
  • Vàng: Sau khoảng 1 tuần, vết bầm tím sẽ chuyển sang màu vàng sáng hoặc màu nâu sáng. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy vết bầm của bạn đang chuẩn bị hồi phục hoàn toàn.
Như vậy khi thấy trên da xuất hiện vết bầm tím vàng, bạn không cần quá lo lắng bởi chúng sẽ sớm mờ dần và biến mất hoàn toàn sau khoảng vài ngày.

Khi nào vết bầm là vấn đề đáng lo ngại?

Nếu bạn nhận thấy vết bầm trên da không đổi màu, thậm chí chúng phát triển ngày một lớn hơn hoặc gây đau đớn. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng tụ máu đang hình thành ở dưới da hoặc trong cơ.
Thông thường, cục máu tụ sẽ hình thành và gây chèn ép lên các phần xung quanh của cơ thể. Lúc này, bạn sẽ cần thăm khám bác sĩ để hút bớt máu từ cục máu tụ ra.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần thăm khám sớm nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu như vết bầm không có dấu hiệu hồi phục sau 2 tuần, xuất hiện nhiều vết bầm tím ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Đôi khi bạn có thể cảm thấy đau ở khớp gần vết bầm tím hay vết bầm có dấu hiệu nhiễm trùng, ví dụ như chảy mủ, màu đỏ hoặc gây sốt.
Nếu vết bầm trên da không đổi màu, phát triển ngày một lớn hơn hoặc gây đau đớn, có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng tụ máu dưới da.

Làm thế nào để giúp vết vết bầm tím mau lành hơn?

Để giúp vết bầm nhanh đổi màu, góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục tại nhà, các bạn có thể áp dụng một số cách làm tan máu bầm hiệu quả sau.
  • Sử dụng đá lạnh và chườm lạnh ngay sau khi va đập sẽ làm giảm kích thước vết bầm và giảm sưng hiệu quả.
  • Nếu có thể bạn hãy nâng cao vị trí bầm tím sao cho cao hơn so với vị trí của tim. Điều này góp phần hỗ trợ và giúp máu không chảy về vị trí bầm tím quá nhiều.
  • Dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, không hoạt động vị trí vừa bị bầm tím, va đập.
  • Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ như sản phẩm thuốc tan máu bầm Trật Đả Hoàn của Công ty Dược Bình Đông. Sản phẩm thuốc giảm sưng tan máu bầm này được tạo nên từ 100% thảo dược tự nhiên gồm đương quy, hồng hoa, một dược, đại hoàng, nhũ hương… có khả năng hỗ trợ hoạt huyết, tán ứ, tiêu sưng, giúp giảm sưng nề, tụ huyết do chấn thương hiệu quả. Thuốc uống tan máu bầm Trật Đả Hoàn là một trong những sản phẩm được người dùng vô cùng ưa chuộng trong thời gian qua.
Thuốc tan máu bầm Trật Đả Hoàn của Công ty Dược Bình Đông.
Có thể thấy rằng, vết bầm tím có sự thay đổi khá nhiều trong quá trình hồi phục. Bởi thế bạn đừng quá lo lắng về hiện tượng này, có thể áp dụng một số hướng dẫn nói trên để đẩy lùi vết bầm trong thời gian sớm nhất. Ngoài việc mua thuốc chống sưng và tan máu bầm bạn cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra, xác định bệnh lý cũng như được hướng dẫn điều trị tốt nhất.

0 comments:

Post a Comment