Điểm danh những nguyên nhân khiến trẻ ho về đêm và nôn
Trẻ em là nhóm đối tượng khá nhạy cảm do hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện. Hiện tượng ho và nôn về đêm có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt đây có thể là lời cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như:Nhiệt độ thay đổi đột ngột
Vào ban đêm, nhiệt độ không khí thường xuống thấp hoặc việc sử dụng điều hòa thường dễ khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh và bất chợt lên cơn ho, nôn khi ngủ. Ngoài ra, triệu chứng thường xảy ra phổ biến hơn trong những ngày thời tiết hanh khô và khi mùa đông trở lạnh. Khi tình trạng này kéo dài có thể sẽ khiến trẻ bị viêm phổi hoặc viêm phế quản.Bệnh hen suyễn
Hen suyễn là bệnh có yếu tố di truyền, đặc trưng bởi tình trạng khó thở, thở khò khè khi ho. Trẻ bị suyễn thường ho thành từng cơn khó chịu khi thời tiết thay đổi, nhất là khi bé tiếp xúc với những nguyên nhân gây kích ứng. Vào ban đêm, dịch mũi trẻ thường tràn xuống họng sẽ khiến trẻ có thêm cảm giác buồn nôn.Bệnh viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở lớp niêm mạc hô hấp lót trong xoang, có thể gặp ở mọi đối tượng từ trẻ em cho đến người trưởng thành. Viêm xoang gây đau nhức mũi nên thường khiến trẻ ngủ không ngon giấc. Trong khi ngủ, dịch nhầy cũng thường chảy xuống cổ họng và gây ho, kèm theo nôn trớ.Viêm họng
Viêm họng cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ho về đêm và nôn trớ. Khi mắc bệnh, trẻ thường có triệu chứng ngứa rát cổ họng, kèm theo đó thân nhiệt bé có thể tăng cao. Ngoài ra là tình trạng đau đầu, sưng hạch bạch huyết do phản ứng đề kháng tự nhiên của cơ thể.Trào ngược dạ dày thực quản
Đây là bệnh thường xảy ra về đêm do trẻ có thói quen bú đêm trong tư thế nằm. Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng sẽ được cải thiện đáng kể khi trẻ đã ăn thực phẩm thô.Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ ho về đêm và nôn còn có thể do dị ứng với môi trường, trẻ nằm sai tư thế khi ngủ, trẻ ăn tối no hay quá muộn, phòng ngủ mất vệ sinh, do dị vật ở đường thở… Đây cũng có thể là những triệu chứng chung của nhiều bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp như bệnh lao phổi, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, ho gà, cảm cúm,…
Cách xử lý khi bé bị ho và nôn khi ngủ
Trẻ ho khan nhiều về đêm phải làm sao? Phụ huynh tuyệt đối không chủ quan nếu trẻ xuất hiện những cơn ho thường xuyên và nôn trớ khi ngủ. Nếu kéo dài, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ gây ảnh hưởng đến việc phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Ngoài ra, nếu như nguyên nhân gây ho và nôn là do bệnh lý thì tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.Trước tiên phụ huynh cần thực hiện các biện pháp xử lý để cơ bản kiểm soát tình trạng này như:
- Rửa mũi bằng cách sử dụng nước muối sinh lý từ 2-3 lần/ngày.
- Sử dụng nghệ giã nhỏ, lọc lấy nước và chưng lấy đường phèn để cho trẻ uống khi còn ấm.
- Sử dụng một số loại siro trị ho cho trẻ có nguồn gốc tự nhiên như Thiên Môn Bổ Phổi trẻ em.
Thuốc bổ phổi Thiên Môn Bổ Phổi trẻ em là sản phẩm an toàn, lành tính, phụ huynh hoàn toàn có thể an tâm sử dụng cho trẻ mà không lo bất cứ tác dụng phụ nào. Sau một thời gian sử dụng, hiện tượng trẻ ho về đêm và nôn sẽ được đẩy lùi hiệu quả.